Cây dừa cạn
Kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa bệnh tiểu đường cũng được ghi nhận ở Ấn Độ, châu Úc, nam châu Phi, quần đảo Antilles. Chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiệ n tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin và 3 ancaloit khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin và leurosidin. Ngoài ra người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharathin, vindolinnin và vindolidin, nhưng ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù vậy, vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên nhu cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích dùng chữa các khối u nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú ý tới hàm lượng ancaloit toàn phần, và trong số ancaloit toàn phần ấy có bao nhiêu hàm lượng vinacaleu-coblastin.
Ở nước ta, nhân dân dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường. Ngày dùng 10-16g.
GS.Quốc Tăng