Cần thực hiện tốt Luật Phòng chống rượu bia
Nghị định số 100/2019 ngày 30-12-2019 của Chính phủ “Quy định định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt”. Nghị định đã quy định rõ về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền phạt, mức tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Khi Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực, lái xe sử dụng rượu, bia có thể bị tước bằng lái xe 2 năm,và bị sử phạt tiền lên đến 40 triệu đồng.
Quy định cấm uống rượu, bia khi điều khiển xe là một tiến bộ, đã nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Chuyện uống rượu, bia rồi tham gia giao thông đã và đang là vấn đề gây nhức nhối ở Việt Nam mà Việt Nam lại đang là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về lượng rượu, bia tiêu thụ, với khoảng 4 tỷ lít bia/năm và các vụ tai nạn giao thông gây đau đớn nhất trong năm 2019 vừa qua đều liên quan đến rượu, bia; vụ đâm xe vào người đang đưa tang ở Bình Định, vụ nữ công nhân môi trường ở Hà Nội, vụ 2 nữ tử vong ở hầm chui Kim Liên (Hà Nội)... thật quả đau lòng.
Tuy nhiên Nhà nước đã có nhiều chương trình được tổ chức để ngăn chặn vấn nạn sử dụng rượu, bia, và tham gia giao thông, hàng ngàn người đã tuần hành ở Hà Nội vào tháng 5-2019 vừa qua đều kêu gọi “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”, nhưng kêu gọi không, dường như chưa đủ.
Vì vậy theo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia đã có chế tài nặng, kèm theo việc tước bằng lái xe tùy theo mức độ vi phạm là biện pháp cần thiết đã được sự đồng tình của đông đảo người dân. Dân chỉ hiểu đơn giản rằng, nếu không làm mạnh, nỗi đau sẽ còn nhiều và còn kéo dài với nhiều gia đình vi vấn nạn rượu bia trong các cuộc liên hoan, tiệc nhậu thâu đêm suốt sáng. Qua thực tế cho thấy, sau hơn 1 tuần cơ quan chức năng ra quân để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông thì số tai nạn giao thông do uống rượu, bia đã giảm hẳn. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải duy trì thường xuên, lâu dài thì chắc chắn số người vi phạm nồng độ cồn và tai nạn giao thông do uống rựơụ, bia chắc chắn sẽ được hạn chế.
Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực sẽ mang lại lợi ích cho nhiều người, đặc biệt là về sức khỏe và có thể hạn chế hoặc không gây ra những hậu quả đáng tiếc như tai nạn giao thông chẳng hạn, nhiều người sẽ kiểm soát được hành vi của mình, tránh mâu thuẫn, xô xát nhau trên bàn nhậu.
Muốn thực hiện tốt việc phòng chống tác hai rượu, bia; trước hết là phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi người trong xã hội chấp hành tốt luật phòng chống tác hại rượu, bia. Đặc biệt là các cơ quan chức năng phải có một chế tài giám sát, sử lý nghiêm, để luật có thể đi vào cuộc sống, và sử lý kịp thời những tiêu cực (nếu có). Mặt khác để luật phòng chống tác hại rượu, bia được thành công thì việc quảng cáo rượu, bia trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được hạn chế, hoặc cấm hẳn. Bởi lẽ, nếu còn rầm rộ quảng cáo trên mọi phương tiện thì ‘khó”cấm được uống rượu, bia.
Tuy vậy, không có gì là không có thể thực hiện được; không sử dụng rượu, bia thì một số nước trên thế giới đã thực hiện được; chuyện cấm đốt pháo hay việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của ta, lúc đầu cũng có nhiều phản ứng, nhưng rồi chúng ta đã thực hiện được. Vậy thì chuyện rượu, bia này sẽ không ngoại lệ. Quan trọng là có quyết tâm làm hay không. Luật pháp mà thực thi nghiêm minh sẽ dần dần điều chỉnh được những hành vi, thói quen được hình thành, lâu ngày sẽ trở thành tập quán, thành văn hóa sống văn minh, lành mạnh.
Hoàng Thân