Cần giành thời gian vui chơi cho trẻ em (17/11/2009)
Nhưng với thời đại công nghiệp hiện nay, chúng ta cần nhìn nhận về một vấn đề học tập của các cháu. Đó là việc hết sức nặng nề đối với trẻ và là áp lực lớn đối với các bậc phụ huynh, nhất làvới những trẻ mớichập chững bước vào tuổi đi học. Khi các cháu đang ở độ tuổi mẫu giáo lớn đã phải làm quen với các mặt chữ, số; đáng lẽ ra ở độ tuổi này các cháu được vui chơi, hồn nhiên, phát triển trí thông minh sáng tạo của mình, thì cả cô và gia đình đã bắt cháu chuẩn bị cho đầu vào lớp 1,quá tải so với cái tuổi lên 6.
Ngày nay, chắc nhiều người biết rằng khả năng tiếp thu và cập nhật thông tin của trẻ là rất lớn. Bởi vậy, nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy việc các cháu được đi học càng sớm (chừng nào có thể) là tốt chứ không hẳn là không tốt. Nhưng không hiểu hàng ngày các cháu đến lớp, như hiện nay là 2 buổi (cả sáng và chiều) các cháu được các cô uốn nắn, kèm cặp những kiến thức gì mà gần như học suốt ngày nhưng cũng không bao giờ có thể đáp ứng được hết những yêu cầu của chương trình học mà cô và nhà trường đề ra. Thiết nghĩ không chỉ đơn giản là phương pháp dạy và học mà còn là cái tâm của xã hội nữa . Các cháu đang ở độ tuổi ăn, ngủ, nếu cứ suốt ngày chỉ bị nhồi nhét học và học thì mất hẳn tính thơ ngây hồn nhiên trong sáng vốn có của mình. Có cháu trở nên thay đổi tính tình nhút nhát, sống thu mình lại, vị kỷ…
Thời gian chính của chương trình học thì vậy, nhưng những ngày hèlẽ ralà dịp bổ ích cho các cháu, được vui chơi thỏa thíchnhữngtháng hè. 3 tháng của đùa nghịch, bắt ve, ca hát. Các cháu có thể tham gia các sinh hoạt hè, học hát, học nhạc, học vẽ... để phát triển khả năng, năng khiếu, trí thông minh, óc sáng tạo của trẻ cũng như đam mê của mình hoặc chí ít là các hoạt động vui chơi, thể thao. Còn bây giờ được nghỉ một tháng, sau đó nhà trường tổ chức cho các cháu ôn luyện thêm môn Toán và tiếng Việt, các em ở độ tuổi 6 đến 11 tuổi còn nhỏ, ở tuổi ăn, tuổi chơi và tuổi học. Vậy mà giờ đây các em đang phải “gồng mình” dồn sức cho việc học thêm. Đối với các cháu ở bậc tiểu học, theo chúng tôi nghĩ, đó là lứa tuổi chập chững tiếp cận với đời sống xã hội, bên ngoài chiếc nôi gia đình. Các nhà sư phạm đã đánh giá đây là lứa tuổi học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy, nên giảm bớt các môn học không cần hoặc chưa cần thiết cho các cháu có thời gian vui chơi, thích ứng dần với xã hội, tạo nên những cơ sở dồi dào về thể lực và trí lực. Các cháu như những mầm cây non, còn quá non nớt chưa thể chịu được sự gò ép nhồi nhét quá mức. Nhìn các bậc cha mẹ chở con em đi học mà không khỏi thấy thương cho các cháu, với thân hình nhỏ bé phải gò lưng đèo phía sau 3 - 4 kg sách vở. Chúng ta đừng để một đứa trẻ trong độ tuổi non nớt, nâng niu, chiều chuộng cũng chỉ biết mỗi việc biết đọc, viết và làm phép tính, trong khi các kỹ năng sống khác như giao tiếp, tìm hiểu khoa học, làm những công việc nhỏ trong gia đình... trở nên vụng về vì không còn thời gian.
Hải Anh