Cận cảnh ngôi sao “nuốt” hành tinh (25/05/2010)
Hành tinh xấu số trên, được đặt tên là WASP-12b, là hành tinh có nhiệt độ bề mặt cao nhất từng được con người biết đến trong dải Ngân hà, khoảng 1.500 độ C.
Nhưng hành tinh này có thể bị ngôi sao “mẹ” của chính nó “nuốt trọn” trong vòng 10 triệu năm nữa, các tác giả của bài báo kết luận.
Bằng việc sử dụng thiết bị mới được gọi là Máy quang phổ tìm nguồn gốc vũ trụ, được lắp đặt trên Hubble năm 2009, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấyquá trìnhhành tinh bị biến thành hình thon dài, do lực hấp dẫn gây nên.
Các bức ảnh đã cho thấy một đám vật chất lớn quanh hành tinh đang “chạy trốn này”, nhưng nó sẽ bị ngôi sao “bắt giữ”. Các nhà khoa học đã xác định được nhân tố hóa học chưa bao giờ thấy ở trên các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
Được phát hiện vào năm 2008, hành tinh WASP-12b nằm cách Trái đất của chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng, trong chòm sao Auriga và có kích cỡ lớn hơn Trái đất của chúng ta hơn 300 lần.
WASP-12b cũng lớn hơn 40% sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời.
WASP-12b nằm gần sao “mẹ” của nó đến nỗi, mỗi một vòng quanh quanh sao “mẹ” chỉ mất hơn 24 tiếng.
Từ lâu các nhà thiên văn học đã biết các ngôi sao sẽ “nuốt trọn” một hành tinh khi hành tinh ở vị trí quá gần nó. Nhưng đây là lần đầu tiên hiện tượng này được quan sát một cách rõ rệt.
HL