Bùi Tín “tiếc” Tương Lai
Đúng là một ông óc “đậu phụ” tâng bốc ông óc “củ chuối”. Đáng tiếc là cả hai, một thời từng nắm giữ những vị trí nhất định trong thể chế đất nước. Hôm nay họ luôn to tiếng chửi Đảng, chửi chế độ. Như thế có khác gì nhổ bọt lên trời.
Nhân ông Bùi Tín nói ông Tương Lai “Uyên bác, học nhiều, hiểu biết uyên thâm, có tư duy độc lập…”, tôi xin trích lại một đoạn trong bài phát biểu “Vòng tròn nhỏ” trong “Vòng tròn lớn” của ông Tương Lai, khi vị “giáo sư” này bàn về tính logic trong hệ tư tưởng, tại Hội thảo về giáo dục và đào tạo ngày 29-3-2012 do Câu lạc bộ Tư duy Giáo dục T.P Hồ Chí Minh tổ chức (tôi không bàn về tính chính danh của hội thảo này).
Tương Lai nói trong bài viết của ông ta: “Đã từng một thời có những câu thơ bốc lửa giục giã con người đi làm cách mạng: “…Nuôi đi em cho đến lớn, đến già? Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu/ Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu” thì giờ đây ngẫm lại có cái gì không ổn! Mà không ổn từ chính logic của hệ tư tưởng”…
Để bạn đọc hiểu, ông ta giải thích bằng câu chuyện trong “Thế giới phẳng” của T. L. Friedman, đại ý: Một gia đình bị chia đôi nửa sống ở Ấn Độ, nửa sống ở Pakistan. Người con hỏi cha tại sao phía sống ở Ấn Độ lại khá hơn thì người cha trả lời rằng tại vì bên Ấn Độ, một thanh niên nghèo thấy người giàu thì khâm phục cố phấn đấu cho bằng, còn bên Pakistan người thanh niên nghèo thấy một người giàu thì thù hận quyết chí giết người ta.
Trong một bài viết phản bác lại một sự suy luận lộn xộn của Tương Lai, tôi đã từng viết: Cần phải hiểu rằng “mầm hận” trong câu thơ của Tố Hữu từng giục giã toàn dân ta đi làm cách mạng “phản đế, phản phong” để giành lại nền độc lập và quyền làm chủ, hoàn toàn khác với sự thù hận, sự đố kỵ của người thanh niên nghèo ở Pakistan kia. Chỉ đầu óc “có vấn đề” mới hiểu câu thơ của Tố Hữu như Tương Lai hiểu mà thôi!
Đấy, thưa ông Bùi Tín, người mà ông ca ngợi là học nhiều và uyên bác mà lẩn thẩn, lộn xộn đến mức như thế. Hiểu khái niệm “đấu tranh giai cấp” như sự hận thù cực đoan và đố kỵ giàu nghèo như chuyện dẫn trên, chứng tỏ ông Tương Lai mù về Triết học.
Học thuyết Mác chỉ chủ trương xoá bỏ: “Người này bóc lột những người kia”; và “Quyền dùng sự chiếm hữu để nô dịch lao động của người khác” chứ không xóa bỏ kiểu sạch trơn như nhận thức của ông Tương Lai.
Ông Bùi Tín còn viết: “…Tôi rất tiếc là ông Tương Lai còn sùng bái ông Hồ Chí Minh. Ông đã tự mâu thuẫn với mình, không nhất quán với chính mình khi ông tự bảo công bằng, tôn trọng sự thật lịch sử”.
Viết như vậy chứng tỏ Bùi Tín còn thua độ gian manh của Tương Lai nhiều cấp.
Ông có biết Tương Lai vẫn vênh vang lạm danh Giáo sư (thực là PGS); rồi vỗ ngực khoe “Từng giữ chức Viện trưởng Viện Xã hội học…”. Đi đâu ông ta cũng rêu rao như thế. Gặp ai ông ta cũng huyênh hoang một cách thiếu tự tin như thế. Nghe rất ngượng, ông Bùi Tín ạ.
Nhưng cũng phải công nhận nhớ cái mánh khóe đó mà ông ta vẫn có nhà cửa để ở, vẫn tiêu chuẩn hưu trí đầy đủ, chứ không “lạc nước” như Bùi Tín “phản động hoàn toàn” để rồi phải sống tha phương, cầu thực, kiếm tiền bằng những bài báo xuyên tạc, chửi quê hương, đất nước, chửi cha ông và chửi cả chính quá khứ vẻ vang của mình.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta đã thu được những thắng lợi, nhưng cũng còn nhiều hạn chế yếu kém, như tình trạng tham nhũng, lãng phí. Nhất là, một bộ phận không nhỏ cán bộ tha hóa, biến chất làm xói mòn niềm tin của dân với Đảng. Những yếu kém đó đã và đang đặt ra trách nhiệm rất nặng nề với toàn Đảng, toàn dân ta.
Cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm đang diễn ra khá sôi động, “lửa chống tham nhũng” đã bén sang cả những “cây củi tươi”. Tất nhiên mới chỉ là bước đầu.
Nếu có cao kiến gì thì ông Bùi Tín, ông Tương Lai và mọi người góp ý vào những việc thiết thực đó, còn nếu không thì tốt nhất nên im lặng.
Đông La