Bộ tộc có phong tục hôn nhân kỳ lạ
Hơn 5.000 thành viên của bộ tộc Brogpa sống chủ yếu tại các ngôi làng Dha và Hanu, Darchik và Gahanu trên dãy núi Himalayas, cách thủ phủ Leh của vùng Ladakh khoảng 160km.
Các thành viên của cộng đồng Brogpa đều theo đạo Phật Tây Tạng. Một giả thuyết cho rằng, bộ tộc Brogpa đến vùng Ladakh vào thế kỷ thứ VII từ Gilgit, Pakistan. Nhưng lại có một câu chuyện khác kể rằng họ có nguồn gốc từ quân đội Alexander. Nhiều người cũng lập luận rằng người Aryan có gốc từ Ấn Độ.
Phong tục của bộ tộc Brogpa quy định phụ nữ có địa vị xã hội cao hơn đàn ông. Cơ sở để các nhà nghiên cứu giải thích phong tục này là vì địa hình ở Ladakh nhiều đồi núi, đất đai sở hữu cá nhân rất ít ỏi nên phải duy trì phong tục “đa phu”, tức một người phụ nữ được lấy nhiều chồng. Thậm chí một gia đình có nhiều anh em trai có chung một người vợ. Bằng cách đó khi người cha mất đi, thì các anh em vẫn sẽ sống chung trong một gia đình và đất đai của dòng họ được bảo tồn. Hiện nay vẫn còn một số gia đình người Brokpa còn duy trì tục lệ này.
Vài thập niên gần đây, với sự phát triển của xã hội hiện đại người dân được tiếp cận với thế giới văn minh, thì tục lệ này đã dần bị mai một đi. Nhưng cũng chính vì có những tập tục “khác người” mà ngôi làng của bộ tộc Brogpa trên dãy núi Himalayas thu hút rất đông du khách và các nhà nghiên cứu và đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho họ vào mùa hè.
“Chúng tôi thu 5 USD đối với mỗi du khách muốn chụp ảnh và mặc trang phục truyền thống của người Brogpa. Còn sẽ phải trả nhiều hơn nếu muốn quay video”- Thinley Aryan, một thành viên của bộ tộc Brogpa, cho biết.
Một điểm khác nữatrong văn hóa của người Brogpa là các nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng, rồi hôn nhau một cách tự nhiên mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương.
Trần Thanh Phương