Bí ẩn Kim Tự Tháp Ai Cập
Nằm ở giữa vùng sa mạc hoang vắng của Ai Cập, Kim Tự Tháp Giza là công trình vĩ đại và đồ sộ nhất của thế giới vào thời điểm nó được xây dựng. Với chiều cao tới hơn 146m tương đương với cao ốc 50 tầng hiện đại, Kim Tự Tháp Giza được tạo nên bởi hơn 2 triệu 300 ngàn khối đá với diện tích mặt đáy là 55 ngàn mét vuông.
Sự bí ẩn của Kim Tự Tháp Giza không nằm ở vẻ ngoài của sự vĩ đại và đồ sộ, mà là cách thức xây dựng, gia công, chế tác các khối đá để xây dựng lên.
Sau nhiều thập niên nghiên cứu và tìm hiểu cùng với sự phát triển vũ bão của các loại công cụ hiện đại như máy mài, máy cẩu mà các nhà khoa học vẫn phải bó tay, đành phải đưa ra một kết luận rằng “Với trình độ khoa học công nghệ hiện tại của thế kỉ XXI cũng không thể xây dựng được một công trình đồ sộ như vậy”.
Điều đầu tiên cần phải nói ở đây chính là nguyên vật liệu để xây dựng nên Kim Tự Tháp. Mỗi khối đá dùng để xây có khối lượng tự 30-50 tấn, kích thước mỗi khối từ 1m-1,3m. Và những khối đá này được mài nhẵn thín, ghép lại với nhau bằng một loại vữa đặc biệt có độ kết dính cao đến mức các loại vữa dùng trong xây dựng ngày nay không thể đạt được. Mối nối giữa các phiến đá được mài khít gần như bằng không!
Cách đây hơn 5000 năm người Ai Cập đã gia công tỉ mỉ hơn 2 triệu phiến đá như vậy để xây nên Kim Tự Tháp Giza thì quả là một kì tích vĩ đại và phi thường.
Và sự bí ẩn không chỉ nằm ở cách thức xây dựng hay gia công chế tác các phiến đá nặng hàng chục tấn, mà còn nằm ở chỗ định vị khi xây dựng Kim Tự Tháp. Không biết làm cách nào mà ở giữa chốn sa mạc mênh mông chỉ có gió với cát, 4 mặt của kim Tự Tháp đều được xây dựng sao cho mỗi mặt đều hướng thẳng tuyệt đối về 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Ngày nay để xây dựng một công trình có hướng chuẩn như vậy thì người ta phải dùng tới các loại máy định vị hiện đại để căn chỉnh công trình, sau đó dùng các máy kinh vĩ để xác định toạ độ trên hiện trường, rồi mới thi công và xây dựng. Nhưng cách đây cả 5000 năm, người Ai Cập lấy đâu ra những loại máy móc của thế kỉ XXI để làm?
Sự định hướng này không chỉ ở tầm trái đất mà nó còn lên tới cả tầm vũ trụ rộng lớn và bao la. Trong hệ mặt trời theo định kỳ cứ khoảng 2737 năm thì 3 hành tinh là Sao Thổ, Sao Mộc và Sao Kim di chuyển trùng lên nhau thành một đường thẳng. Và kì lạ thay đúng vào thời điểm đó thì vị trí của 3 hành tinh này đứng đúng trên đỉnh của 3 Kim Tự Tháp lớn nhất trong quần thể Kim Tự Tháp Giza là Khufu, MenKaure và Khafre .
Ngày nay cho dù với các loại kính thiên văn hiện đại nhất thế giới, khoa học cũng chưa chắc đã xác định được ví trị chính xác này. Vậy tại sao cách đây cả 5000 năm ngưới Ai Cập cổ đại lại đạt được một trình độ thiên văn hiểu biết về quỹ đạo di chuyển của các hành tinh trong hệ mặt trời một cách thấu đáo và cặn kẽ như vậy?
Nguyễn Đức Vượng