Bệnh trĩ
- Triệu chứng:
- Chảy máu là triệu chứng điển hình. Khi đại tiện phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia, đôi khi đại tiện ra thành máu cục.
- Sa búi trĩ khi bệnh kéo dài. Lúc đại tiện có khối nhỏ lồi ra ở hậu môn, về sau khối lồi to dần và không tự tụt vào được.
Ngoài ra, bệnh nhân thường cảm giác đau khi đại tiện, ướt và ngứa quanh lỗ hậu môn. Những triệu chứng trên, dễ bị nhầm lẫn với bệnh ung thư hậu môn trực tràng, hoặc là polype trực tràng.
- Nguyên nhân:
-
Táo bón kinh niên: Mỗi khi đại tiện, người bệnh phải rặn nhiều, áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên. Lâu ngày sẽ xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
-
Hội chứng lỵ: Người bệnh đại tiện nhiều lần trong ngày và phải rặn nhiều, làm tăng áp lực trong ổ bụng
-
Tăng áp lực ổ bụng: Người bị viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản, ho nhiều, người lao động nặng nhọc… dễ bị bệnh trĩ.
-
Tư thế đứng: Người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại, như: Văn phòng, bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may… có tỉ lệ mắc bệnh cao.
-
U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: Khi u bướu to sẽ chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
- Điều trị
và phòng tránh:
- Tập thói quen đại tiện đều đặn hằng ngày; điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, ớt, tiêu; uống nước đầy đủ; ăn nhiều chất xơ.
- Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
- Điều trị các bệnh mãn tính, như: Viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ…
- Vệ sinh tại chỗ bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 15 phút
- Sử dụng thuốc uống, thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
Chu Hữu Cát (st)