Bệnh răng miệng ở người cao tuổi
Theo các chuyên gia y tế, tuổi càng cao thì sự lão hóa răng miệng ở người cao tuổi cũng càng tiến triển nhưng không phải là yếu tố ảnh hưởng chính trên sức khỏe răng miệng. Trong khi đó, các bệnh như: sâu răng, nha chu, bệnh viêm niêm mạc miệng, rối loạn tiết nước bọt, tiêu xương ổ, các bệnh toàn thân như tiểu đường, tai biến mạch máu não, các loại thuốc uống thường xuyên, xạ trị vùng đầu cổ do ung thư... mới là những yếu tố chính làm tổn thương răng miệng. Ngược lại, tổn thương răng miệng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập vào máu hay cơ quan hô hấp gây bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng. Những tổn thương răng miệng ở người cao tuổi.
Theo PGS, TS Lâm Hoài Phương, Phó khoa răng-hàm-mặt, Trường đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, trước hết là vấn đề tiêu xương, hoặc viêm nướu răng, hay chảy máu nướu lâu ngày không được điều trị, đưa đến tình trạng viêm nướu sẽ nhiều hơn dẫn đến vấn đề tự động mất răng hay chảy máu nước răng. Khi bệnh phát triển, nếu người bệnh làm cho vệ sinh răng miệng không tốt hoặc bệnh nhân không được hướng dẫn cách chăm sóc thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.
Bệnh sâu răng nếu không được điều trị tận nơi thì răng tự động vỡ ra, chỉ còn gốc chân răng gây nên tình trạng một loạt bệnh lý đi kèm với bệnh mất răng.
Bệnh khô miệng: Một trong những nguyên nhân dẫn đến là người già thường phải uống một loạt các thuốc điều trị nội khoa thời gian dài. Điều này, gây những tác dụng phụ theo thời gian và ảnh hưởng đến bệnh khô miệng.
Đối với người già mang hàm giả lâu ngày nếu không được vệ sinh tốt, hàm giả cọ sát vào niêm mạc sẽ làm viêm lét niêm mạc.
Theo tìm hiểu, hiện nay có không ít người quan niệm rằng khi già thì răng phải dụng. Các chuyên gia về răng-hàm-mặt cho rằng: đó là quan niệm sai lầm có ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, đối với người cao tuổi. Bởi chính những quan niệm sai lầm, cùng với tâm lý ngại đi khám răng, hoặc sợ các thủ thuật điều trị nên các bệnh lý thường gặp phải trầm trọng hơn so với người trẻ.
Theo thống kê của Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, số người bệnh đến khám về sức khỏe răng miệng là người lớn tuổi chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhân, trong đó chủ yếu là bệnh nha chu, viêm loét niêm mạc và bệnh mất răng.
Minh Vũ***Một số lưu ý trong chăm sóc sức khỏe răng miệng
PGS, TS Lâm Hoài Phương cho biết thêm: Đa số bệnh nhân khi lớn tuổi thì tỷ lệ bệnh nha chu, mất răng, viêm niêm mạc rất lớn. Nếu không có hướng dẫn, tư vấn cụ thể và được điều trị đúng mức thì bệnh càng nặng hơn.
Bởi vậy, đối với người cao tuổi, các bác sĩ khuyên cần lưu ý đến một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng:
Không nên ăn đồ quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Không nên sử dụng các thức ăn chế biến sẵn, các thức ăn giàu bột đường và dễ lên men.
Vệ sinh răng miệng sau bữa ăn để loại trừ mảng bám, giúp phòng bệnh nha chu.
Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám định kỳ răng 3 đến 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có.***