Báo Hàn Quốc ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo xuất sắc (25/07/2011)
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức ngày 27/6/2006. Hơn 5 năm qua, ông đã chứng tỏ được bản lĩnh của người lãnh đạo, đưa Việt Nam vượt qua những khó khăn để đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người dân, đưa Việt Nam lên tầm cao mới.
Trong lĩnh vực đối ngoại và các sự kiện tầm cỡ quốc tế và khu vực, ông Nguyễn Tấn Dũngđã có rất nhiều thành công và luôn được đánh giá cao trên trường Quốc tế.
Chính Phủ Việt Nam đang đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực để thực hiện những chương trình, dự án và chính sách hiện có và nhiều chính sách mới nhằm hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát.
Sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi hơn 9.000 tỷ đồng để thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi và hộ nghèo; nâng mức tiền ăn cho chiến sỹ lực lượng vũ trang; hỗ trợ hộ nghèo khi điều chỉnh giá điện; điều chỉnh tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người về hưu và các đối tượng chính sách; miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập; điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp; điều chỉnh chính sách đối với người cao tuổi, đã tăng mức hỗ trợ và có thêm khoảng 600 nghìn người được hưởng trợ cấp thường xuyên; hỗ trợ có mục tiêu cho 7tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo vàáp dụng cơ chế chính sách đầu tư cơ sở hạ tầngcho 62 huyện nghèo.6 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho trên 720.000 lao động.
Việt Nam cũng đã kịp thời đưa toàn bộ lao động Việt Nam ở Libya về nước an toàn và hỗ trợ họ từng bước ổn định đời sống; tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,điều chỉnh nâng mức tín dụng cho học sinh, sinh viên vay để học tập; tổng dư nợ cho vay các chương trình, chính sách an sinh xã hội đến 30/6/2011 ước đạt gần 95 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ; hỗ trợ trên 56.000 tấn gạo cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, tăng gần 9% so cùng kỳ năm ngoái; đã ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 và ban hành Nghị quyết của Chính phủ về giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020.
6 tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ là: nỗ lực làm tốt hơn nữa để thực hiện bằng được các mục tiêu nhiệm vụ về an sinh xã hội đã đề ra cho cả năm 2011, trong đó tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% theo chuẩn nghèo mới; riêng 62 huyện nghèo giảm 4%.
Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, các chương trình quốc gia hướng đến vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người có công, người nghèo và đối tượng khó khăn trong xã hội. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng khó khăn và Chương trình xây dựng nông thôn mới; phải kiên quyết thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu theo vùng cho khu vực doanh nghiệp áp dụng từ ngày 01/10/2011.
Chính phủ sẽ quyết định giãn (cho phép chậm nộp) số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 khoảng 13 nghìn tỷ đồng và sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân khoảng 7.000 tỷ đồng; tập trung giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh đối với người lao động trong các doanh nghiệp; tổ chức có hiệu quả hơn các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục; tập trung nguồn lực để phòng chống thiên tai, khôi phục nhanh sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị thiên tai; tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành mới các chương trình, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội để thực hiện cho giai đoạn 2011-2015.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế hết sức ấn tượng trong những năm qua, đặc biệt là trongnhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng đã đưa Việt Nam từ nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đạt 1.160 USD.
Trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng liên tục, ngay cả khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế mới chuyển đổi của Việt Nam. Ông cũng tỏ rõ bản lĩnh của mình trong việc giải quyết những vấn đề “nóng” như vụ Vinashin, khai thác bauxit và điều hành đất nước trong giai đoạn phải cân đối giữa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, bất ổn vĩ mô.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã có những quyết sách đúng đắn, hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, “hy sinh tăng trưởng nóng” nên dù tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 của Việt Nam ước chỉ đạt 5,57% song bước đầu đã kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đạt được sự nhất trí và đồng thuận cao của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân; được sự hoan nghênh và ủng hộ của các tổ chức tài chính và dư luận quốc tế.
Ông xứng đáng là một trong những vị thủ tướng chính phủ xuất sắc nhất của châu Á trong giai đoạn hiện tại.
Quỳnh Anh (TH)