Bài kiểm tra biến chứng bàn chân tiểu đường tại nhà

Ở giai đoạn sau, người bệnh sẽ bị mất cảm giác đau, nóng, lạnh và cơ chế tự bảo vệ với bất cứ tổn thương của cơ thể. Hậu quả là vùng chịu áp lực cao của bàn chân như phần trước bàn chân sẽ bị xước, loét, dần bị nhiễm trùng, nhiều trường hợp bị hoại tử và phải cắt cụt chi dưới. Trước khi có biểu hiện tê chân tay, người tiểu đường hoàn toàn có thể chạm nhẹ vào các đầu ngón chân để biết mình đã bị biến chứng bàn chân hay chưa bằng cách sau:
Bước 1: Người tiểu đường tháo tất, ngồi duỗi chân trên ghế hoặc trên giường, mắt nhắm hờ, thả lỏng toàn thân, thư giãn.
Bước 2: Người còn lại chạm nhẹ vào các đầu ngón chân cái, ngón út và ngón giữa của người bị tiểu đường trong vòng 1-2 giây/ngón. Quy ước với người tiểu đường: Nếu có cảm nhận ở đầu ngón chân, hãy thông báo với người kiểm tra là “có”.
Thứ tự kiểm tra như ảnh dưới đây:
Lưu ý chỉ chạm thật nhẹ nhàng, không nhấn, không lắc, không chọc hay cào lên da, ngay cả khi người tiểu đường nói không có cảm giác ở ngón chân đó. Đồng thời, chỉ được chạm vào mỗi ngón một lần duy nhất. Nếu không cảm thấy có phản ứng hoặc phản ứng sai thì không lặp lại lần hai.
Bước ba: Ghi lại và đọc kết quả kiểm tra.
Nếu 5 trong 6 ngón có cảm giác thì cảm giác của bạn bình thường (hình đi kèm là ví dụ 1 số trường hợp bình thường). Tuy nhiên cần phải yêu cầu khám chân khi khám định kì.
Nếu từ 2 trong 6 ngón trở lên không có cảm giác thì bạn có dấu hiệu của việc mất cảm giác và cần đến gặp bác sĩ ngay để đánh giá mức độ tổn thương và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Thùy Linh