Bài ca bên cánh võng (24/05/2013)

“Võng theo ra chiến trường/ Võng theo ta giải phóng/ Tổ quốc ơi…”; cánh võng là người bạn đồng hành, người bạn tâm giao và là vật bất li thân của người lính chiến. Cánh võng theo hết cuộc đời ta. Khi cất tiếng khóc chào đời được mẹ ru bằng ca dao con cò, con vạc, bằng cô Tấm thảo hiền, bằng câu Kiều của bà mỗi trưa hè oi nồng bên chiếc nôi tre. Đây là cánh võng tuổi ấu thơ của mỗi con người. Cho đến khi ta đã về già, ngả lưng trên chiếc võng đay trong trưa hè thanh vắng. Cánh võng đối với người Việt Nam thân thiết, thuỷ chung như nhất. Riêng đối với các chiến sĩ, cánh võng gắn liền với cuộc đời binh nghiệp của mình. Thời bình, những chiến sĩ đổ mồ hôi trên thao trường nắng lửa, nhưng đêm về được ngả lưng trên chiếc giường êm, có ai thấu hiểu được cánh võng là chiếc giường dã chiến của các chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận. Hành trang của người lính là chiếc ba lô con cóc to bè. Nói vui như lính “càng to càng tốt” vì gia sản người lính là quân tư trang, cân đường, hộp sữa, gói mì chính, lương khô, thuốc men bông băng đến chiếc bi đông, khăn mặt, bàn chải đánh răng kèm thêm một chiếc võng bằng ni-lông. Trên đường hành quân đến chỗ nghỉ chân, các chiến sĩ nhanh tay chọn địa hình, địa vật, nhanh chóng mắc võng ngả lưng sau một chặng đường xa “Nằm ngửa nhớ trăng/ Nằm nghiêng nhớ bến…”. Mắc võng làm sao phải tiện lợi, cơ động đề phòng gặp thám báo hoặc máy bay oanh tạc, chỉ cần bật nhẹ, người lính đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu hoặc nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn an toàn. Vào những đêm mưa rừng Trường Sơn, trên cánh võng, một sợi dây dù căng suốt chiều dài của võng rồi được phủ lên tấm vải mưa dã chiến. Thế là người lính đã có mái nhà ấm cúng bảo đảm cho giấc ngủ để lấy sức ngày mai hành quân tiếp. Ở mọi địa hình, người lính đều cần đến võng, đó là chiếc giường cá nhân tiện lợi, gọn nhẹ nhất. Trong đêm Trường Sơn, trên sườn núi dốc, trong lòng địa đạo… cánh võng đưa ta vào giấc ngủ êm đềm. Trong những ngày đầu giải phóng miền Nam, con tàu Thống Nhất luôn chật ních hành khách và hàng hóa. Chiến sĩ ta sáng tạo, căng võng dọc lối đi thành chỗ ngả lưng, ru giấc ngủ gheo nhịp tàu đi. Nằm trên cánh võng ở rừng Trường Sơn những năm bom đạn, chiến sĩ Nguyễn Văn Tiến ở số nhà 303, đường Kim Ngưu, Hà Nội đã mê tiếng chim hót và tận mắt ngắm nhìn những chú chim trĩ lông đỏ nhởn nhơ kiếm ăn dọc ven suối; đến khi được xuất ngũ trở về năm 1976, nỗi nhớ rừng da diết, nhớ tiếng chim gù, nhớ chim trĩ lông đỏ đến cháy lòng, để rồi dẫn anh đam mê với giống chim trĩ lông đỏ đang bị tuyệt chủng ở Việt Nam, đã tìm bằng được đôi trĩ non và ngày đêm chăm sóc, lai tạo, nhân giống loại chim quý hiếm này mà chỉ có người lính bên cánh võng Trường Sơn năm xưa mới có được lòng say mê đến lãng mạn đó mà thôi…

Trong đội quy tập hài cốt liệt sĩ, nhiều câu chuyện cảm động đến rơi nước mắt: Hình hài, xương cốt liệt sĩ còn vẹn nguyên trong cánh võng trong lòng đất mẹ Trường Sơn. Cánh võng cũng là tấm áo ấp ủ giấc ngủ ngàn thu cho linh hồn liệt sĩ để thỏa lòng người mẹ già đau đáu ngóng đứa con xa…

Bao kỉ niệm thời trận mạc lại ùa về trong tôi khi nhớ đến “Dừng chân bên suối võng đưa/ Nhìn trời cao trong xanh hiền hòa…” cứ âm vang trong tôi không bao giờ phai nhạt. “Võng theo ra chiến trường/ Võng theo ta giải phóng/ Tổ quốc ơi…”; cánh võng là người bạn đồng hành, người bạn tâm giao và là vật bất li thân của người lính chiến. Cánh võng theo hết cuộc đời ta. Khi cất tiếng khóc chào đời được mẹ ru bằng ca dao con cò, con vạc, bằng cô Tấm thảo hiền, bằng câu Kiều của bà mỗi trưa hè oi nồng bên chiếc nôi tre. Đây là cánh võng tuổi ấu thơ của mỗi con người. Cho đến khi ta đã về già, ngả lưng trên chiếc võng đay trong trưa hè thanh vắng. Cánh võng đối với người Việt Nam thân thiết, thuỷ chung như nhất. Riêng đối với các chiến sĩ, cánh võng gắn liền với cuộc đời binh nghiệp của mình. Thời bình, những chiến sĩ đổ mồ hôi trên thao trường nắng lửa, nhưng đêm về được ngả lưng trên chiếc giường êm, có ai thấu hiểu được cánh võng là chiếc giường dã chiến của các chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận. Hành trang của người lính là chiếc ba lô con cóc to bè. Nói vui như lính “càng to càng tốt” vì gia sản người lính là quân tư trang, cân đường, hộp sữa, gói mì chính, lương khô, thuốc men bông băng đến chiếc bi đông, khăn mặt, bàn chải đánh răng kèm thêm một chiếc võng bằng ni-lông. Trên đường hành quân đến chỗ nghỉ chân, các chiến sĩ nhanh tay chọn địa hình, địa vật, nhanh chóng mắc võng ngả lưng sau một chặng đường xa “Nằm ngửa nhớ trăng/ Nằm nghiêng nhớ bến…”. Mắc võng làm sao phải tiện lợi, cơ động đề phòng gặp thám báo hoặc máy bay oanh tạc, chỉ cần bật nhẹ, người lính đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu hoặc nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn an toàn. Vào những đêm mưa rừng Trường Sơn, trên cánh võng, một sợi dây dù căng suốt chiều dài của võng rồi được phủ lên tấm vải mưa dã chiến. Thế là người lính đã có mái nhà ấm cúng bảo đảm cho giấc ngủ để lấy sức ngày mai hành quân tiếp. Ở mọi địa hình, người lính đều cần đến võng, đó là chiếc giường cá nhân tiện lợi, gọn nhẹ nhất. Trong đêm Trường Sơn, trên sườn núi dốc, trong lòng địa đạo… cánh võng đưa ta vào giấc ngủ êm đềm. Trong những ngày đầu giải phóng miền Nam, con tàu Thống Nhất luôn chật ních hành khách và hàng hóa. Chiến sĩ ta sáng tạo, căng võng dọc lối đi thành chỗ ngả lưng, ru giấc ngủ gheo nhịp tàu đi. Nằm trên cánh võng ở rừng Trường Sơn những năm bom đạn, chiến sĩ Nguyễn Văn Tiến ở số nhà 303, đường Kim Ngưu, Hà Nội đã mê tiếng chim hót và tận mắt ngắm nhìn những chú chim trĩ lông đỏ nhởn nhơ kiếm ăn dọc ven suối; đến khi được xuất ngũ trở về năm 1976, nỗi nhớ rừng da diết, nhớ tiếng chim gù, nhớ chim trĩ lông đỏ đến cháy lòng, để rồi dẫn anh đam mê với giống chim trĩ lông đỏ đang bị tuyệt chủng ở Việt Nam, đã tìm bằng được đôi trĩ non và ngày đêm chăm sóc, lai tạo, nhân giống loại chim quý hiếm này mà chỉ có người lính bên cánh võng Trường Sơn năm xưa mới có được lòng say mê đến lãng mạn đó mà thôi…

Trong đội quy tập hài cốt liệt sĩ, nhiều câu chuyện cảm động đến rơi nước mắt: Hình hài, xương cốt liệt sĩ còn vẹn nguyên trong cánh võng trong lòng đất mẹ Trường Sơn. Cánh võng cũng là tấm áo ấp ủ giấc ngủ ngàn thu cho linh hồn liệt sĩ để thỏa lòng người mẹ già đau đáu ngóng đứa con xa…

Bùi Sĩ Căn