Bà mẹ VNAH đặc biệt

Cuối thế kỷ XX, ở làng Kẻ có hai anh em ruột lấy hai chị em ruột. Đó là cụ Đàm Văn Hiển (anh) lấy cụ Ngô Thị Thu (chị) còn cụ Đàm Văn Triển thì lấy Ngô Thị Tự.
Vợ chồng cụ Hiển, Thu có 3 người con: Đàm Văn Xuân, Đàm Văn Sơn và Đàm Thị Tuyết. Năm 1936 cụ Hiển để vợ ở nhà nuôi 2 con, còn cụ đưa vợ chồng người con trai cả sang Thái Lan làm ăn, rồi trở thành cơ sở cách mạng của ta. Được vài năm thì bố, con cụ Hiển hy sinh.
Ở quê nhà, cụ Thu biết tin chồng, con hy sinh, suy nghĩ nhiều quá rồi lâm bệnh chết. Cụ Triển cũng lâm bệnh hiểm nghèo, qua đời năm 1937, để lại người vợ trẻ (là Mẹ VNAH Ngô Thị Tự) mới 38 tuổi và 2 đứa con chưa trưởng thành.
Hai anh em Sơn và Tuyết dựa vào thím Tự và họ mạc để lớn lên, rồi được “dựng vợ gả chồng”. Ông Sơn kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Nghiên ở cùng làng, sinh được 3 người con là Đào Cao Núi (1944), Đào Thị Đồi (1946) và Đào Duy Cội (1948). Cuối năm 1945, ông Sơn tham gia du kích đánh Pháp và hy sinh. Bà Nghiên vợ ông đang bán bánh ở chợ Phùng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay là TP. Hà Nội) thị bị chỉ điểm, quân Pháp cho xe tăng lao vào khu hàng bánh bún, đè chết mấy người, trong đó có bà Nghiên.
Cụ Tự cho con trai là Đàm Văn Sáu tham gia du kích diệt giặc. Đàm Văn Sáu hy sinh, cụ đón 3 người con của liệt sĩ Sơn về nhà nuôi.
Ba cháu là con liệt sĩ được diện miễn hoãn nhâp ngũ. Nhưng hai đứa Núi và Đồi đến tuổi đều làm đơn tình nguyện nhập ngũ bằng được. Cả hai sau này cũng lại anh dũng hy sinh như bố. Rồi đứa con thứ hai của cụ Tự là Đàm Quốc Huy cũng hy sinh. Cụ Tự khóc con, khóc cháu cạn khô nước mắt, người quắt lại, rũ như tàu lá chuối qua cơn bão ác. Vậy là anh rể, 2 con, 2 cháu ruột của cụ đều hy sinh. Trong tột cùng của đau đơn cụ dồn cả tình thương vào đứa cháu gái là Đàm Thị Đồi, nuôi cháu khôn lớn, trưởng thành.
Chị Đồi, trong vòng tay ấm áp của cụ đã khôn lớn từng ngày. Ngày 15-10-1965, mới 19 tuổi, chị Đồi được chi bộ thôn Thượng Cát, thuộc Đảng bộ xã Thượng Cát kết nạp vào Đảng. Sau 2 năm chị được tín nhiệu bầu vào Đảng ủy xã Thượng Cát, Bí thư BCH Đoàn xã và trở thành cán bộ lãnh đạo trẻ nhất của huyện Từ Liêm.
Thấy cháu gái trưởng thành, đẹp người đẹp nết, công tác tiến bộ, cụ Tự mừng lắm. Năm 1968 chị Đồi kết hôn cùng anh Vũ Đình Chi - một sĩ quan Phòng không-Không quân rất hợp ý của cụ Tự. Cụ như bớt được một phần mất mát đau thương đè vai cụ bao năm qua...
Vợ chồng chị Đồi sinh 3 người con. Cụ Tự lại chăm sóc các cháu để anh chị yên tâm công tác. Anh Chi làm tròn nhiệm vụ quân đội giao.
Năm 1976, trong vòng tay của đông đảo con cháu, cụ Tự về nơi cực lạc giữa niềm tiếc thương vô hạn của gia đình và làng xóm...
Trước hương hồn cụ, vợ chồng chị Đồi hứa sẽ nuôi dạy các cháu nên người để không phụ công ơn trời biển của cụ - người Mẹ VNAH - người mẹ của hai liệt sĩ; người có công nuôi dạy 3 người con của liệt sĩ Đàm Văn Sơn và cũng là anh rể, trưởng thành. Trong 3 người con ấy, 2 người là liệt sĩ, một người là cán bộ xã...
Bài và ảnh: Phạm Xưởng