Ám ảnh miền lũ dữ! (22/10/2013)

Từ sáng sớm ngày 16/10 lũ bắt đầu ào ào đổ xuống miền thượng du, trung du, rồi hạ du của Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Ngàn Mọ… lũ tràn qua bao làng mạc, xóm thôn, phố phường … ở đâu nước có thể len tới được là lũ xuất hiện tới đó; Lũ như con rồng đói khổng lồ xòe cái vây của nó tung hoành giửa gió mưa như muốn thách đố với bất cứ sự can thiệp nào của con người. ![](/Pictures/2013/thang 10/từ 15-30/KT/221013-lu3.JPG) Trưa ngày 16/10, lũ tràn về thành phố Hà Tĩnh, trong giây lát, đường bỗng hóa thành sông; các công sở, khu dân cư, chợ búa… bỗng hóa thành những hòn cù lao giữa cả một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Những con sông dữ dằn giửa lòng thành phố bắt đầu tàn sát bao công trình, nhà cửa tạm bợ hoặc đã xuống cấp và tàn sát luôn cả những chiếc xe ô sang trọng chưa kịp bật khóa tắt máy giửa đường. Giửa lúc cơn lũ đang thử thách người dân thành phố thì hệ thống loa phát thanh lại đồng loạt loạt vang lên khắp nơi thông báo chương trình xả lũ của hồ Kẽ Gỗ khiến nhiều người không khỏi không lo lắng trước thảm họa của lũ chéo, lũ chồng!..

Trong lúc,người dân T.P Hà Tĩnh đang loay hoay đối phó với lũ thì nhều nơi khác ở Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang… đã chìm trong biển nước. Mưa mỗi lúc một to, gió không lớn nhưng dường như cũng muốn ra oai, thi nhau dơ nanh, dơ vuốt rít lên từng cơn điên dại! Vào khoảng 10 giờ, ngày 16/10, ông Nguyễn Hồng Quân- chủ tịch UBND xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê vừa gọi điện cho tôi biết nước lũ đã vào tới thềm UBND xã, nhưng chưa đầy 30 phút sau tôi bật máy gọi lại hỏi thì ông đã ông lứu lưỡi bởi lũ đã băng hà khắp xã rồi. Phương Mỹ được coi là rốn lũ của Hà Tĩnh. Ngỡ rằng, hằng năm chỉ riêng mảnh đất này phải chịu cảnh làm “vật tế thần” cho thiên tai để chuộc lại sự yên bình cho gần 1,3 triệu người Hà Tĩnh do những tác động bất cẩn của con người đối với thiên nhiên. Có lẽ như thế là hơi bất công, nên khi tôi vừa vượt chặng đường 20 km từ T.P Hà Tĩnh tới xã Hà Linh, huyện Hương Khê thì lũ dữ đang quất xuống đây những đòn roi nước vô cùng thảm khốc! Từ 23 giờ đêm 16 đến rạng sáng ngày 17/10 là khoảng thời gian tưởng chừng như nghẹt thở của hàng ngàn người dân nơi đây, khi họ phải chứng kiến cơn lũ nhanh như “ăn cướp” ập về Nguyên nhân lũ ở Hà Linh lên nhanh là do đập Hố Hô tiếp tục xả với lưu lượng 1.800m3 /S, trong lúc đó QL 15 A vừa thi công cao hơn nóc nhà dân mà hệ thống cầu cống thì lại chật và nhỏ, không thể thoát kịp, vô tình đường bỗng hóa thành đê. Có một ai đó từng nói rằng: “Sự trừng phạt của thiên tai thường dáng xuống những người bất hạnh ” ngẫm ra cũng phần nào có lỹ. Bởi như hoàn cảnh chị Nguyễn Thị Viên ( 29 tuổi) bị chồng ruồng bỏ, một mình chị nuôi bôn đứa con còn trẻ dại, hoàn cảnh gia đình thật hết sức éo le! Chị được nhà nước ưu tiên cho vay tiền hỗ trợ lãi suất, làm vốn nuôi được 10 con lợn đang trong thời ký phát triển, chưa kịp mừng thì ngay trong đêm đó lũ đã cuỗm đi tất cả. Rất may, giửa cơn nguy kịch bố đẻ của chị là ông Nguyễn Văn Viêm đã kịp chèo thuyền ba ván tới cứu năm mẹ con chị thoát khỏi móng vuốt của thủy thần.

Trong lúc bà con xã Hà Linh huyện Hương Khê đang vật lộn với lũ đêm thì hàng ngàn người dân ở xã: Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú, huyện Vũ Quang lại tròm trõm trắng đêm, cầu trời, khấn phật trông cho ngớt mưa và cho mau trời lại sáng khiến cho ai cũng phờ phạc giửa cảnh tượng xác xơ, tiêu điều khi cơn lũ vừa đi qua! Khác với lũ T.P Hà Tĩnh và xã Hà Linh, Phương Mỹ, huyện Hương Khê, cộng hưởng lũ một phần là do ảnh hưởng củ việc xả đập. Ngược lại, tác nhân chính gây nên lũ ở Vũ Quang chính là do do tuyến đê Rú Trí ở xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ-điểm giáp ranh giửa Vũ Quang và Đức Thọ.

Con đê này được xây dựng từ năm 1971, từ đó nó trở thành bức bình phong khổng lồ cản trở dòng lũ thượng nguồn đổ xuống sông Ngàn Sâu, nên hàng năm tới mùa mưa lũ là ư như Vũ Quang lại phải gồng lưng mà chuôc lấy tai họa đó. Đập Rú Trí chẳng khác nào một con dao hai lưỡi. Điều đó đã được minh chứng cụ thể vào ngày18/10/2010, khi mà đập này mới bị sạt lở 30m, lũ đã tràn qua, xé rách đường tàu khu vực hành lang ga Yên Duệ làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn đồng bằng và trung du huyện Đức Thọ.

Khác biệt với những nơi khác, cơn lũ quyét chưa từng có bất ngờ xẩy ra tại xã Sơn Kim II huyện Hương Sơn ( Hà Tĩnh) chỉ xuất hiện trong một thời gian rất ngắn, từ 7h30 đến 9h, ngày 16/10 ào ào như sóng thần ở Nhật Bản đã biến nơi đây thành bãi bùn tan hoang! Đây chính là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt lũ này. Bà Nguyễn Thị Hoài (50 tuổi) ở xóm 3, bản Làng Chè thất thần nói: Trong một nháy mắt lũ ở đâu bổng cuộn tới cuốn trôi của gia đình tôi 1 con bò, 4 con lợn, và tất cả tài sản trong nhà. Lúc đó chúng tôi chỉ kịp bỏ của chạy người, và sống sót được như thế này là mừng lắm rồi! ![](/Pictures/2013/thang 10/từ 15-30/KT/221013-lu5.JPG) Tương tự bà Hoài, hàng trăm hộ dân khác ở Sơn Kim II cũng phải lâm vào cảnh trắng tay sau khi cơ lũ quét đi qua. Nhưng thảm đạm nhất phải kể đến cái chết của anh Nguyễn Thế Oanh ( SN 1995) ở tại xóm Hạ Vàng! Vào khoảng 8h30 sáng 16/10, trong lúc đang anh lo đi tìm trâu ở đoạn Ruộng Trọt bất ngờ bị lũ quét cuốn theo. Đứng trên đồi cao, mặc dầu người thân của anh nhìn thấy cảnh tượng anh chơi vơi như một chiếc lá tre trong miệng lũ, nhưng không tài nào bằng cách gì có thể ứng cứu được,mãi tới 16 giờ cùng ngày ông ngoại anh mới tìm được thi thể đứa cháu đáng thương đưa về khâm liệm trong nỗi tang thương xé ruột, xé lòng!

Thượng úy Nguyễn Khắc Hòa- Đồn BP Cửa khẩu Cầu Treo cho biết: Xã Sơn Kim II có 1.200 hộ dân, 4.000 nhân khẩu. Trước khi cơn lũ xẩy ra, Đồn đã cử 30 chiến sỹ do anh làm đội trưởng chỉ huy, phối hợp với chính quyền địa phương có mặt ứng cứu kịp thời đã tiếp cận từng nhà dân đưa được 30 người già và trẻ em tập kết nơi an toàn. Đặc biệt, vào lúc 8 giờ ngày 16/10 trong lúc làm nhiệm vụ phát hiện thấy bảy cô giáo và một học sinh Trường mầm non Khe Chè đang bị lũ cuốn giưa dòng tại khu vực thôn Thanh Dũng, anh em chiến sỹ kịp thời bơi ra cứu sống mọi người một cách an toàn. Cô Phạm Thị Huế đang mang bầu không cầm nổi nước mắt trong niềm vui nói: Nếu như không có được sự cứu giúp của các chiến sỹ biên phòng thì cô trò, mẹ con chúng tôi phải vĩnh viễn làm con ma giửa chốn rừng thiêng nước độc này rồi!

Theo báo cáo nhanh của UBND xã Sơn Kim II tới thời điểm này có 01 người chết; 04 chiếc cầu bị hỏng; 416 hộ bị ngập, 300 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, 03 nhà bị cuốn trôi, 6 ngôi nhà bị sập; hơn 100 ha chè công nghiệp bị ngập úng, 40ha-50ha đất bị ồi lấp; 100 con trâu bò, trên 1.000 con lợn, 10 con hươu bị cuốn trôi; trên 300 tấn lương thực bị ướt…Đối với toàn tỉnh thì chưa thể đưa ra con số thiệt hại chính xác nhưng hậu quả do cơn lũ gây ra là hết sức nặng nề, trong đó có 5 người chết ở huyện Hương Sơn là nỗi đau không dễ gì vợi theo dòng nước rút.

Cơn lũ đã đi qua để lại bao nỗi đau thương mất mát nhưng cũng đem lại niềm tin yêu với bao tấm lòng tốt mà tôi không thể kể lên hết trong bài viết này. Lũ cũng là dịp để thử thách lòng người và cũng thực hiện công tác nghiệm thu các công trình giao thông, thủy lợi, nhà cữa… một cách sòng phẳng nhất. Hy vọng, chúng ta sớm khắc phục hậu quả của cơn lũ và tìm ra những giải pháp bền vững hơn trong việc phòng chống thiên tai hàng năm. Nguyễn Ngọc Vượng