8 nhiệm vụ và giải pháp với người có công

Tuy nhiên qua 10 năm triển khai, hệ thống chính sách ưu đãi NCC cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là việc xác nhận NCC; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; công tác quản lý, thanh kiểm tra… Vì thế, cần phải nghiên cứu xây dựng trình Ban Bí thư một chỉ thị mới về công tác này và đặc biệt cần phải bổ sung, xây dựng Pháp lệnh mới về NCC với nước và vừa qua, Ban cán sự Đảng Bộ LĐTBXH tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đóng góp xây dựng Đề án về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác NCC với cách mạng và dự thảo Chỉ thị mới thay thế chỉ thị 07/CT-TW.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo Đề án đã tập trung đóng góp ý kiến vào dự thảo Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NCC với cách mạng và dự thảo Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NCC với cách mạng. Góp ý của các thành viên Ban chỉ đạo tổng kết gồm 5 vấn đề: 1/ Kiến nghị Ban Bí thư Ban hành Chỉ thị mới về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác NCC với cách mạng thay thế Chỉ thị số 07/CT-TW của Ban Bí thư. 2/ Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Pháp lệnh sửa đổi toàn diện thay thế Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng hiện hành với nội hàm mở rộng vấn đề, toàn diện theo hướng Pháp lệnh ưu đãi NCC với đất nước; 3/ Đối với thế hệ thứ 3 nhiễm chất độc da cam, những năm qua, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trong tỉnh có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, động viên nạn nhân, con nạn nhân nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có chế độ đối với nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin thế hệ thứ 3, do đó cần mở rộng đối tượng này để đưa vào Pháp lệnh; 4/ Về định mức phấn đấu đưa ra trong Chỉ thị, phấn đấu đến năm 2020, 100% các gia đình NCC phải có mức sống cao hơn mức sống trung bình ở địa phương. Bên cạnh đó, cần đề cập đến việc nâng mức trợ cho NCC lên cao hơn. 5/ Với giải quyết hồ sơ còn tồn đọng, phấn đấu đến năm 2020 giải quyết căn bản số hồ sơ NCC còn tồn đọng với đất nước.
Những nhiệm vụ và giải pháp lớn đối với NCC trong thời gian tới cũng được thống nhất tại Hội nghị, bao gồm: 1/ Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác NCC với cách mạng; 2/ Tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách, chăm lo đời sống NCC với cách mạng; 3/ Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, đặc biệt là sớm nghiên cứu, sửa đổi những vướng mắc, bất cập hiện nay; 4/ Ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo thực hiện tốt chính sách ưu đãi, có các giải pháp thiết thực nhằm huy động nguồn lực xã hội vào việc chăm sóc NCC với cách mạng; 5/ Thực hiện tốt công tác xác nhận NCC với cách mạng, đặc biệt là đối với những trường hợp hồ sơ tồn đọng, trường hợp không còn giấy tờ, căn cứ xác nhận; 6/ Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; 7/ Đối với công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ưu đãi NCC, đảm bảo hoạt động đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính Nhà nước; 8/ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ trợ cấp đối với NCC...
Bài và ảnh: Quang Vinh